15/03/2024 14:31 GMT+7

Đại học Đà Nẵng làm gì để tránh giảng viên đi du học rồi... mất hút?

Đến thời điểm này, có 19 giảng viên thuộc Đại học Đà Nẵng đi học tiến sĩ ở nước ngoài chưa trở về nước dù đã quá hạn.

Điều kiện giảng dạy tốt là cơ sở để giữ chân nhân tài là giảng viên trình độ cao - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Điều kiện giảng dạy tốt là cơ sở để giữ chân nhân tài là giảng viên trình độ cao - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đại học Đà Nẵng cho rằng cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý, tăng tính kết nối giữa nhà trường với giảng viên đi học nước ngoài để hạn chế tình trạng trên.

Chưa về vì nhiều lý do

Ngày 15-3, Đại học Đà Nẵng cho biết từ trước đến nay, đơn vị này đã cử tổng số 246 viên chức đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo các đề án từ nguồn ngân sách nhà nước.

Từ năm 2005 đến nay cử hơn 1.000 viên chức đào tạo tiến sĩ bằng học bổng ngoài ngân sách nhà nước.

Trong đó, có 19 giảng viên Đại học Đà Nẵng đi học tiến sĩ ở nước ngoài đã quá thời hạn nhưng chưa trở về.

TS Cao Xuân Tuấn - trưởng ban tổ chức cán bộ Đại học Đà Nẵng - cho hay trong số 19 giảng viên này, có 15 trường hợp đi học bằng kinh phí cá nhân hoặc học bổng giáo sư, cơ sở đào tạo nước ngoài cấp. 

Bốn trường hợp được cử đi học theo các đề án từ nguồn ngân sách nhà nước.

Ông Tuấn cho biết hai trường hợp viên chức không về nước đã có đơn xin thôi việc, trên cơ sở chi phí đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, các trường đã tổ chức xét và ban hành quyết định đền bù chi phí đào tạo.

Đối với hai trường hợp còn lại, hiện nhà trường vẫn tiếp tục liên hệ với viên chức. Trong trường hợp chắc chắn không về, Đại học Đà Nẵng sẽ chỉ đạo các trường xử lý theo thẩm quyền và đề nghị bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định.

Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng cho rằng nên cử nhóm giảng viên cùng chuyên ngành hoặc liên ngành đi đào tạo để tạo nên các nhóm nghiên cứu, giảng dạy mạnh sau này - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng cho rằng nên cử nhóm giảng viên cùng chuyên ngành hoặc liên ngành đi đào tạo để tạo nên các nhóm nghiên cứu, giảng dạy mạnh sau này - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Siết chặt quản lý, liên kết chặt chẽ hơn

Về nguyên nhân giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài không trở về, ông Tuấn cho rằng có thể các cá nhân đang tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu cùng các giáo sư nước ngoài, điều kiện làm việc, thu nhập, gia đình…

Ông Tuấn cũng thông tin đối với những trường hợp đi đào tạo bằng kinh phí cá nhân mà không về nước, Đại học Đà Nẵng vẫn giữ liên lạc và trao đổi chuyên môn khi cần thiết.

Theo quy định, ngoài cam kết của viên chức khi được cử đi học và quyết định bồi hoàn kinh phí khi không thực hiện đúng cam kết thì nhà trường không có chế tài nào khác để buộc viên chức phải về nước khi hết thời hạn học tập.

Đại học Đà Nẵng đã triển khai những quy định bắt buộc với viên chức như trước khi được cử đi học phải có cam kết công tác tại Đại học Đà Nẵng với thời gian gấp ba lần so với tổng thời gian của khóa đào tạo, tính từ thời điểm cử đi. 

Các trường cũng tạo sự kết nối, thường xuyên giữ liên lạc với viên chức trong suốt quá trình học tập.

"Trong thời gian tới, Đại học Đà Nẵng cùng với các trường đại học thành viên sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, vận động viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập đúng hạn để về lại trường tiếp tục công tác", ông Tuấn cho hay.

Đại học Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ lên đại học quốc gia?Đại học Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ lên đại học quốc gia?

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên