24/04/2024 18:56 GMT+7

Rà soát, cân đối vốn làm đường vành đai 4 TP.HCM dài 200km

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản gửi các chủ tịch UBND tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu về tình hình triển khai dự án vành đai 4 TP.HCM.

Vành đai 4 TP.HCM là dự án trọng điểm quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến vành đai 4 giao cắt với nhiều tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm tạo sự liên kết, hình thành bức tranh hạ tầng giao thông hoàn chỉnh. Trong ảnh là quốc lộ 22 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vành đai 4 TP.HCM là dự án trọng điểm quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến vành đai 4 giao cắt với nhiều tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm tạo sự liên kết, hình thành bức tranh hạ tầng giao thông hoàn chỉnh. Trong ảnh là quốc lộ 22 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo đó, lãnh đạo UBND TP.HCM đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương sớm hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án các đoạn tuyến vành đai 4 TP.HCM được Thủ tướng giao làm cơ quan có thẩm quyền để trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

Về đầu tư các công trình cầu tại vị trí giáp ranh kết nối giữa hai tỉnh (cầu Thủ Biên kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai; cầu Bàu Cạn kết nối tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu), TP.HCM đề nghị các tỉnh trao đổi, thống nhất phương án đầu tư (trách nhiệm giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng) và thực hiện trình tự thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định.

Về nguồn vốn, UBND tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM chủ động tính toán theo hướng cân đối tối đa khả năng đóng góp của ngân sách địa phương theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ở cuộc họp ngày 15-4 tại tỉnh Bình Dương. Đồng thời, đề xuất nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện dự án.

Đối với đoạn vành đai 4 TP.HCM do UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền, TP.HCM đề nghị rà soát khả năng cân đối vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án để đề xuất các phương án phân kỳ đầu tư phù hợp, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, TP.HCM đề nghị UBND tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế để thực hiện sau khi các dự án được cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Vành đai 3 TP.HCM dài 76km hiện đang được thi công để thông xe phần cao tốc vào năm 2025. Nếu đầu tư vành đai 4 TP.HCM sớm, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian - Ảnh: TỰ TRUNG

Vành đai 3 TP.HCM dài 76km hiện đang được thi công để thông xe phần cao tốc vào năm 2025. Nếu đầu tư vành đai 4 TP.HCM sớm, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian - Ảnh: TỰ TRUNG

Cơ chế này tương tự nghị quyết của Quốc hội về quy định thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Sau đó, các địa phương gửi UBND TP.HCM để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. 

Như vậy, trong khi vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương đang bứt tốc để cơ bản hoàn thành vào năm 2025, các địa phương đang phối hợp các bộ ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để làm đường vành đai 4 TP.HCM có mức vốn và quy mô lớn hơn. 

Vành đai 4 TP.HCM đi qua 5 tỉnh thành được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương, vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài gần 207km. 

Giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư theo quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (có làn dừng khẩn cấp liên tục, dải phân cách giữa). Các địa phương sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt (8 làn hoàn chỉnh) để thuận lợi cho việc mở rộng đường trong tương lai.

Theo kế hoạch triển khai, 5 tỉnh thành sẽ hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư vào quý 3-2024.

Vận dụng nghị quyết 98 để rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án vành đai 4 TP.HCM

Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện thủ tục đầu tư các dự án lớn như cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và dự án vành đai 4 TP.HCM đoạn đi qua địa bàn TP.

Các dự án dự kiến được trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp chuyên đề gần nhất trong năm 2024. TP đang vận dụng nghị quyết 98 để rút ngắn thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án, phấn đấu khởi công các công trình trong năm 2025.

Vận dụng nghị quyết 98, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, vành đai 4 TP.HCM rút ngắn thủ tục hơn 6 thángVận dụng nghị quyết 98, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, vành đai 4 TP.HCM rút ngắn thủ tục hơn 6 tháng

Vận dụng nghị quyết 98 để rút ngắn thủ tục chuẩn bị đầu tư, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, vành đai 4 TP.HCM sẽ được trình HĐND TP trong kỳ họp gần nhất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên