09/05/2024 00:52 GMT+7

Bộ trưởng Mỹ cảnh báo hậu quả 'tàn khốc' nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tin rằng việc Trung Quốc tấn công Đài Loan và chiếm giữ nhà sản xuất chip TSMC sẽ gây ra "sự tàn phá hoàn toàn" với kinh tế Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong một cuộc điều trần năm 2023 - Ảnh: AFP

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong một cuộc điều trần năm 2023 - Ảnh: AFP

Trong phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ ngày 8-5, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã đưa ra một viễn cảnh đáng lo nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Bà Raimondo, người từng thăm Trung Quốc tháng 8 năm ngoái, tin rằng Bắc Kinh sẽ chiếm giữ nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC.

Khi được hỏi về tác động của điều này, nữ bộ trưởng Mỹ cho biết "nó sẽ hoàn toàn tàn khốc". Tuy nhiên bà từ chối bình luận về cách thức hoặc liệu một cuộc tấn công của Trung Quốc có xảy ra hay không.

"Hiện tại, 92% nguồn cung chip tiên tiến của Mỹ là từ TSMC ở Đài Loan", bà Raimondo uyển chuyển vấn đề.

Một tài liệu của Chính phủ Mỹ hồi năm 2023 ước tính sự gián đoạn sản xuất lớn ở Đài Loan có thể dẫn đến giá chip của Mỹ tăng tới 59%, tạo ra gánh nặng cho các nhà sản xuất ở hạ nguồn tại Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên quan chức Mỹ bày tỏ công khai sự lo ngại về viễn cảnh xung đột ở eo biển Đài Loan. Giới quan sát đã không ít lần dùng hình ảnh tấm khiên để nói về vị thế của vùng lãnh thổ Đài Loan, đặc biệt là TSMC trong chuỗi cung ứng bán dẫn thế giới.

Tuy nhiên, điều đó có thể không duy trì được mãi mãi. Trung Quốc đang tăng tốc phát triển các con chip nội địa và cố gắng thu hẹp khoảng cách.

Để trấn an những lo lắng của các nước và tận dụng các ưu đãi, TSMC đã bắt đầu dịch chuyển các dây chuyền sản xuất ra nước ngoài.

Trong đó Mỹ, nền kinh tế số một thế giới và có ưu thế công nghệ lớn nhất, tỏ ra không tiếc tiền với TSMC.

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ trao cho chi nhánh TSMC tại Mỹ khoản trợ cấp 6,6 tỉ USD để sản xuất con chip tiên tiến nhất của tập đoàn này tại bang Arizona. TSMC cũng được hưởng khoản vay lên tới 5 tỉ USD với lãi suất thấp.

Đây được xem là "phần thưởng" cho việc TSMC đồng ý mở rộng khoản đầu tư thêm 25 tỉ USD, nâng tổng số tiền cam kết lên 65 tỉ USD và xây thêm nhà máy thứ ba ở Arizona vào năm 2030.

Tập đoàn Đài Loan này sẽ sản xuất các con chip 2nm tại nhà máy thứ hai ở Arizona vào năm 2028.

Các khoản trợ cấp cho TSMC chỉ là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng bán dẫn. Vào năm 2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật nhằm thúc đẩy sản lượng bán dẫn trong nước, từng bước giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào châu Á về chip.

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để tái thống nhất. Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chưa có bình luận về phát ngôn của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Khu trục hạm USS Halsey của Mỹ trên eo biển Đài Loan ngày 8-5 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Khu trục hạm USS Halsey của Mỹ trên eo biển Đài Loan ngày 8-5 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngày 8-5, hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Halsey đã đi qua eo biển nằm giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan.

Thông báo khẳng định chiến hạm này không đi vào lãnh hải của bất kỳ bên nào. Mục đích chuyến đi nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không "theo luật pháp quốc tế".

Quân đội Trung Quốc xác nhận sự việc, đồng thời cho biết đã theo dõi và cảnh báo tàu chiến Mỹ.

Trung Quốc cảnh cáo Mỹ chuyện lại viện trợ cho Đài LoanTrung Quốc cảnh cáo Mỹ chuyện lại viện trợ cho Đài Loan

Trung Quốc cảnh báo Mỹ phải tuân thủ cam kết không ủng hộ Đài Loan độc lập, ngay sau khi Thượng viện nước này thông qua hàng tỉ USD viện trợ cho Đài Bắc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên