07/05/2024 11:24 GMT+7

Từ vụ xin mật khẩu WiFi chỗ bán xăng: Muốn không tiền mặt, phải luôn online

Thanh toán không tiền mặt ngày càng lan tỏa rộng rãi trong mọi giao dịch thường nhật của đông đảo người dân, thế nhưng vấn đề kết nối mạng lại trở thành đề tài tranh cãi của nhiều người.

Người dùng thanh toán không tiền mặt tại một cây xăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người dùng thanh toán không tiền mặt tại một cây xăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyện hai bạn sinh viên đi đổ xăng tại Hà Nội muốn thanh toán không tiền mặt nhưng điện thoại lại không thể kết nối Internet, sau đó phải xin mật khẩu WiFi chỗ bán xăng để thực hiện giao dịch, khiến nhiều người xếp hàng không khỏi bức xúc.

Từ câu chuyện không tiền mặt ở cây xăng

Vụ việc này cũng cho thấy để thanh toán online nói riêng, thanh toán không dùng tiền mặt nói chung được diễn ra dễ dàng và trôi chảy, rất cần ý thức chủ động chuẩn bị không chỉ từ người dùng mà cả các doanh nghiệp.

Do không có dịch vụ 3G/4G tại thời điểm cần thanh toán nên hai bạn sinh viên phải xin mật khẩu WiFi của cây xăng để kết nối mạng để trả tiền xăng. Những trục trặc sau đó đã khiến quy trình không được diễn ra nhanh gọn, gây bực bội cho những khách hàng đang xếp hàng chờ đến lượt. 

Thông thường khi đổ xăng, khâu có thể tốn nhiều thời gian nhất là thanh toán. Nếu bằng tiền mặt thì nhân viên phải đếm, kiểm và thối lại (nếu có) rồi người dùng nhận và kiểm lại. 

Nếu bằng cách quẹt thẻ qua máy POS, nhân viên đi lấy máy, bấm số cho khách quẹt thẻ rồi chờ in hóa đơn. Nếu là chuyển khoản hoặc dùng mã QR thì người dùng mở ứng dụng trên điện thoại và thao tác, sau đó nhân viên kiểm tra máy thu ngân và xác nhận.

Trong ba cách nêu trên, có vẻ cách chuyển khoản hoặc dùng mã QR là nhanh nhất bởi nhân viên (đổ xăng) và khách hàng (thanh toán) có thể thực hiện cùng lúc để tối ưu thời gian nhất. Khi đó, kết nối mạng Internet trở thành yếu tố quyết định sự thành công của giao dịch. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng sự chủ động và sẵn sàng từ cả hai bên là rất cần thiết để giao dịch diễn ra thành công, nhanh chóng và dễ dàng.

Khách hàng nên chủ động bảo mật

Nhiều ý kiến cho rằng cây xăng có thể chủ động cung cấp sẵn mật khẩu WiFi (như nhiều nhà hàng, quán ăn khác) để khách hàng tiện lợi trong việc kết nối mạng phục vụ thanh toán. Cây xăng cũng có thể dán sẵn QR ngay tại cây xăng để khách hàng chủ động thanh toán không tiền mặt nhanh nhất.

Với người mua, sự chủ động về kết nối mạng là rất quan trọng nếu thường xuyên giao dịch online. Hiện nay, mặc dù những đô thị lớn như TP.HCM nổi tiếng là WiFi miễn phí phủ sóng gần như mọi ngóc ngách, nhưng không phải vì thế mà đi đâu cũng hỏi xin mật khẩu. Nhiều chuyên gia bảo mật cảnh báo WiFi công cộng luôn là địa điểm yêu thích của tội phạm mạng để tấn công người dùng.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay vẫn đã và đang có tình trạng kẻ xấu dùng các trạm phát sóng di động tự tạo để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Chúng có thể giả mạo thành các điểm phát sóng miễn phí của quán cà phê, nhà hàng, cây xăng, ngân hàng... để dụ dỗ người dùng truy cập và đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng...

Do đó, người dùng thường xuyên online, đặc biệt thường xuyên và chọn cách sống không tiền mặt nên luôn có sẵn một gói cước data di động cho điện thoại của mình, vừa tiện lợi online mọi lúc mọi nơi, vừa bảo mật hơn so với xài Internet "chùa" khi giao dịch online.

Ở đô thị, WiFi miễn phí phủ sóng gần như mọi ngóc ngách, nhưng vì thế mà đi đâu cũng hỏi xin mật khẩu.

Nhiều cách online giá rẻ

Hầu hết các nhà mạng di động tại Việt Nam đều đang cung cấp rất nhiều gói cước phục vụ theo đa dạng nhu cầu của người dùng. Các nhà mạng đều cung cấp các gói cước theo từng ngày (giá chỉ từ vài nghìn đồng), tuần, tháng... tùy theo nhu cầu của người dùng (truy cập Facebook, xem YouTube, lướt TikTok...).

Các nhà mạng lớn đều có ứng dụng di động quản lý dịch vụ cho khách hàng, người dùng có thể đăng ký các gói cước dữ liệu rất dễ dàng ngay trên màn hình điện thoại.

Xu hướng "ngon, bổ, rẻ" đang được đông đảo người trẻ ứng dụng hiện nay là sử dụng 2 SIM với một SIM chính và một SIM phụ chuyên để kết nối di động. Đây thường là SIM dùng dịch vụ dữ liệu với dung lượng lớn, tốc độ cao, nhiều ưu đãi "khủng" giúp người dùng giảm thiểu chi phí nhưng vẫn luôn có Internet di động 24/7.

Ông Ngô Trung Lĩnh, tổng giám đốc Công ty Dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt (ví điện tử Payoo), cho rằng: "Dịch vụ và cước phí 3G, 4G phổ biến và rất rẻ. Việc khách hàng gặp phải tình huống hết dung lượng dữ liệu khi thanh toán chỉ là trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp và có nhiều cách khác nhau để xử lý.

Chẳng hạn, người dùng có thể nhắn tin SMS đăng ký ngay một gói cước 4G ngắn hạn chỉ vài nghìn đồng, hoặc người bán cung cấp mật khẩu WiFi cho khách sử dụng... Tuy nhiên, cách nào cũng cần sự chủ động và linh hoạt đến từ cả hai phía, vừa thúc đẩy nhanh quá trình giao dịch, vừa không gây ảnh hưởng đến người khác cũng như hoạt động kinh doanh", ông Lĩnh chia sẻ.

Khi thiết lập thói quen thanh toán không tiền mặt, người dùng nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các điều kiện cần có để thực hiện thanh toán như: thiết bị điện tử hoạt động ổn định, chất lượng kết nối Internet/3G/4G tốt, các ứng dụng thanh toán đã được kích hoạt và hoạt động ổn, số dư tài khoản... Đây cũng là thói quen tốt trong việc quản lý tài khoản cá nhân trên nền tảng số của người dùng", đại diện ví điện tử ZaloPay cho biết.

Người dùng có thể cài đặt tính năng nạp 3G/4G tự động trên ZaloPay để tránh trường hợp quên nạp tiền cước dữ liệu, dẫn đến không có mạng để sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Cự cãi vì nhân viên đổ xăng làm chẵn số tiền lẻ: Khách hàng làm khó nhân viên?Cự cãi vì nhân viên đổ xăng làm chẵn số tiền lẻ: Khách hàng làm khó nhân viên?

Có hai luồng ý kiến quanh chuyện nhân viên đổ xăng tự ý làm tròn số tiền lẻ. Nhóm ý kiến cho rằng đừng xem thường tiền lẻ, trong khi nhóm còn lại khuyên không nên vì vài trăm đồng mà chuốc lấy bực mình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên