​Tận dụng trí tuệ xã hội

TTCT - Tại sao đất nước Hàn Quốc phát triển thần kỳ, chỉ sau 40 năm từ một nước nghèo nàn và lạc hậu trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người hơn 20.000 USD/năm?

Tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào chương trình biên soạn SGK mới - Ảnh: Hoàng Hương
Tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào chương trình biên soạn SGK mới - Ảnh: Hoàng Hương

Trong nhiều bài học kinh nghiệm về thành công của nước bạn có bài học quan trọng về phát triển giáo dục, từ giáo dục cơ sở đến chất lượng giáo dục. Hàn Quốc đã xây dựng chương trình học bậc phổ thông theo cách tiên tiến nhưng thiết thực, xuyên suốt và nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 trên cơ sở học tập hai nền giáo dục hiện đại của Mỹ và Đức.

Một cơ chế đấu thầu đặc biệt

Nhằm giảm quy mô quá lớn cho các đơn vị dự thầu biên soạn SGK dẫn đến chất lượng làm sách không cao, chúng ta nên chia dự án biên soạn SGK mới làm ba gói thầu theo cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Chúng ta tham khảo được những gì từ bài học thành công của Hàn Quốc trong việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) mới cho học sinh phổ thông nước ta sử dụng trong những năm tới?

Theo chúng tôi, Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) cần căn cứ vào lộ trình của mình, khẩn trương xây dựng dự thảo chương trình học bậc phổ thông trên cơ sở kết hợp giữa thực tiễn nước ta và tham khảo, vận dụng chương trình học của các nước đã thành công như Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Nhật, Đức, EU...

Sau đó gửi dự thảo đến các đơn vị giáo dục uy tín và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tham gia góp ý, phản biện, hoàn thiện thành chương trình khung tốt nhất, xong trong năm 2015.

Từ khung chương trình, Bộ GD-ĐT nên xây dựng cơ chế đấu thầu biên soạn SGK đặc biệt và triển khai mời thầu rộng rãi đến tất cả đơn vị, cá nhân có năng lực, tâm huyết trong và ngoài ngành tham gia. Khi đó, tự thân các đơn vị dự thầu sẽ huy động thêm nguồn lực cho mình, mời gọi giáo viên, chuyên gia và các tầng lớp trí thức trong xã hội cộng tác để biên soạn SGK có chất lượng cao nhất.

Xã hội hóa rộng rãi

Về hồ sơ chào thầu, ngoài năng lực nhân sự tham gia viết SGK, các dự án đã và đang triển khai, năng lực tài chính, tiến độ hoàn thành biên soạn, cần có thêm bảo lãnh dự thầu, cam kết thực hiện gói thầu theo các quy định về chế tài và đề xuất giá bìa cho từng cuốn SGK.

Khi xét thầu, mỗi gói có thể chọn ba đơn vị trúng thầu biên soạn SGK, sau đó Bộ GD-ĐT có văn bản công nhận các đơn vị trúng thầu và ký hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị này. Việc ba đơn vị cùng trúng thầu là điều đặc biệt nhằm tăng tính cạnh tranh, tăng cường chất lượng và giá cả để chắc chắn có được hơn một bộ SGK tốt nhất cho học sinh.

Các đơn vị trúng thầu có thể liên kết với các nhà xuất bản để tăng cường tài chính cho mình thực hiện gói thầu. Về thù lao biên soạn thực hiện theo chế độ nhuận bút dựa trên số lượng phát hành và các quy định hiện hành khác, nhưng đảm bảo giá SGK rẻ nhất và ổn định dài hạn như Nhà xuất bản Giáo Dục đã thực hiện với SGK hàng chục năm qua.

Bộ GD-ĐT nên quy định mức thưởng và hỗ trợ một phần chi phí biên soạn ban đầu đối với sách đã được thẩm định thành công để đảm bảo SGK có chất lượng cao nhất, nhưng giá bán rẻ nhất và giá bìa không thay đổi trong thời gian dài tối thiểu năm năm.

Mỗi chu kỳ năm năm có tái bản điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung mới thì có thể điều chỉnh giá, nhưng phải đảm bảo SGK có giá rẻ nhất và được quản lý giá chặt chẽ.

Thời gian biên soạn SGK mới trong năm 2016, thẩm định và thực nghiệm trong thời gian 2016-2017, đến năm 2018 thì bộ SGK mới được sử dụng đại trà trên toàn quốc.

Với mô hình và cơ chế đấu thầu đặc biệt này, những bộ SGK mới sẽ được xã hội hóa rộng rãi, tận dụng được năng lực, trí tuệ của nhiều chuyên gia, nhân sĩ, trí thức tâm huyết trong xã hội, tạo sự cạnh tranh công bằng để có được những bộ SGK chất lượng cao nhất nhưng với chi phí thấp nhất.

nước không phải bao cấp chi phí biên soạn SGK, ngân sách quốc gia chỉ tốn một khoản tiền rất nhỏ so với con số dự toán để xây dựng chương trình, giám sát việc biên soạn và thẩm định SGK mới.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận