25/12/2018 15:00 GMT+7

Trải nghiệm giải pháp canh tác ứng dụng công nghệ cao

T.D.V
T.D.V

Trong quá trình canh tác lúa, phân bón đóng vai trò quan trọng cung cấp nguồn dinh dưỡng, quyết định sự thành bại của cả vụ lúa.

Trải nghiệm giải pháp canh tác ứng dụng công nghệ cao - Ảnh 1.

Hình Kỹ sư Đạm Cà Mau cùng Ông Lê Văn Dũng (bên trái) kiểm tra lúa 90 - 100 ngày tuổi

Trải nghiệm sản xuất nông nghiệp thông minh

Trong tiến trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp hiện nay thì sự lựa chọn mô hình sản xuất thông minh của bà con nông dân là điều cần thiết. Bởi vì, sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại hiệu quả đó là: tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cao hơn cho nhà nông, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Bên cạnh đó, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của người dân, tác động xấu đến môi trường,… Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón giả gây thiệt hại tới 2 tỉ USD/năm đối với nền kinh tế. Đây là vấn nạn đã làm đau đầu các cấp, các ngành quản lí trong lĩnh nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước nhà.

Với khát vọng đồng hành cùng bà con nông dân đem lại mùa vàng ấm no hạnh phúc, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) triển khai chương trình Trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao tại 142 Hợp tác xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và gần 80 hộ nông dân trực tiếp sản xuất, trong đó nhiều bà con sản xuất lúa bước đầu đã mang lại giá trị kinh tế cao.

Trải nghiệm giải pháp canh tác ứng dụng công nghệ cao - Ảnh 2.

Hình Kỹ sư Đạm Cà Mau cùng Ông Lê Văn Âu (bên phải) kiểm tra lúa 90 - 100 ngày tuổi bên ruộng trình diễn

Sản xuất lúa bền vững - không sợ ép giá

Không chỉ đưa sản phẩm đến bà con trãi nghiệm, các chuyên gia, kỹ thuật viên của Công ty còn đến tận nơi để hướng dẫn, giúp bà con nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm và vững niềm tin vào chất lượng hàng đầu từ thương hiệu Đạm Cà Mau. Kết quả bước đầu mang lại đáng khích lệ, hiệu quả nhận thấy từ năng suất thực tế, sản lượng tăng lên từ 10 - 15%, ngoài ra bộ sản phẩm: N.Humate+TE 28-5, N46.Plus, NPK 16-16-8+TE, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau còn giúp nhiều nhà nông xử lý đất nhiễm phèn, giúp cứng cây, chống sâu bệnh, đổ ngã. Ông Tô Thành Mong - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thới Tân, ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ là điển hình áp dụng chương trình này hiệu quả. Ông Mong cho biết: "Tôi sử dụng sản phẩm phân bón của Đạm Cà Mau từ nhiều năm qua, giờ tiếp cận với chương trình đã mang lại thiết thực hơn, hiệu quả hơn không chỉ cho tôi mà tất cả các thành viên của Hợp tác xã. Từ những ngày đầu thành lập, HTX đã thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng để tăng năng suất, giảm được chi phí, nâng cao được lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Đây là vấn đề cần thiết, là mong muốn của thành viên và người nông dân. giờ có Đạm Cà Mau đã góp phần đưa HTX đi lên đúng hướng".

Hiện nay, HTX trồng 5ha lúa giống, một phần chủ động cung ứng giống cho các thành viên trong HTX, một phần ký hợp đồng bán giống cho người dân và các công ty có nhu cầu. Về lúa hàng hóa, ngoài cam kết bao tiêu 15ha lúa cho các xã viên, mỗi vụ lúa HTX còn liên kết ký hợp đồng bao tiêu hơn 50ha lúa cho các hộ dân khác trên địa bàn xã. Theo ông Phan Văn Hội  - Giám đốc hợp tác xã Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết: "Nhờ trồng lúa chất lượng cao mà xã viên đã không còn sợ cảnh bị ép giá. Bên cạnh đó, nhờ chủ động đầu vào, bao tiêu đầu ra và áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, xã viên HTX Thới Bình đã tiết kiệm chi phí đầu tư, trong khi năng suất, chất lượng lúa gạo tăng lên; lợi nhuận tăng từ 10 - 15% so với sản xuất truyền thống. Bình quân 1ha lúa cho năng suất trên 15 tấn/năm, nông dân thu nhập trên 60 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng/ha/năm".

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Đạm Cà Mau cho hay với mong muốn giúp bà con trải nghiệm bộ sản phẩm chất lượng cao, nắm vững quy trình bón phân, dần dần thay thế thói quen bón phân chưa hợp lý, so sánh thực tế hiệu quả từ mô hình này với tập quán canh tác trước nay, từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Thực tế chứng minh, sau sáu tháng triển khai chương trình với 3 đợt bón phân, một số mô hình trồng lúa tại các tỉnh như: TP.Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang,… đã tổ chức họp nhóm nông dân để công bố kết quả trình diễn. Chính nhận xét của nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm như: màu xanh bền, lá bóng mượt, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế đổ ngã, năng suất cao hơn đã giúp thương hiệu Đạm Cà Mau nói chung và đội ngũ tư vấn kỹ thuật của chương trình thêm động lực cùng nông dân trải nghiệm.

Trải nghiệm giải pháp canh tác ứng dụng công nghệ cao - Ảnh 3.

Hình Kỹ sư đạm Cà Mau cùng bà con nông dân ra thăm mô hình trình diễn trên cây lúa

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên