Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thông tin chung

  • Họ tên: Phạm Minh Chính
  • Ngày sinh: 10 tháng 12 năm 1958
  • Nơi sinh: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
  • Ngày vào Đảng: 25 tháng 12 năm 1986
  • Ngày vào Đảng chính thức: 25 tháng 12 năm 1987
  • Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh
  • Lý luận chính trị: Cao cấp
  • Quốc tịch: Việt Nam

Quá trình công tác

  • 9/1977 - 9/1984: Học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani, Khoa xây dựng dân dụng - công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.
  • 8/1982 - 9/1984: Được bầu làm Bí thư BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước cộng hòa Rumani.
  • 9/1984 - 1/1985: Tốt nghiệp Đại học, chờ tiếp nhận công tác.
  • 1/1985 - 8/1987: Cán bộ tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
  • 7/1985 – 9/1985: Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) – Bộ Ngoại giao.
  • 9/1986 – 7/1987: Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế) – Bộ Công an.
  • 8/1987 – 1/1989: Cán bộ tình báo Cụm Tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công An.
  • 1/1989 – 1/1990: Cán bộ tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
  • 1/1990 – 3/1991: Cán bộ tình báo, Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
  • 3/1991 - 11/1994: Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.
  • 11/1994 - 5/1999: Cán bộ tình báo; Phó Trưởng phòng Cục Tình báo Châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.
  • 8/1996 – 1/1997: Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh) – Bộ Công an.
  • 9/1999 – 9/2001: Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại trường Đảng cao cấp (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
  • 5/1999 - 5/2006: Phó Cục trưởng; Quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
  • 5/2006 - 12/2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.
  • 12/2009 - 8/2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
  • 8/2010 - 8/2011: Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng.
  • 8/2011 - 2/2015: Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.
  • 2/2015 - 1/2016: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.
  • 2/2016 - 4/2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
  • Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
  • 4/2021 - nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Thành tích


Con số ấn tượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Đêm nghệ thuật 'Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử' thật hoành tráng, hào hùng đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem tại TP Điện Biên Phủ cũng như khán giả truyền hình cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Sáng 6-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 6-5, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 từ khóa để vùng Đông Nam Bộ phát triển

Tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả. Đi đôi với đó là cơ chế chính sách thông thoáng, đổi mới, hiện đại và hạ tầng chiến lược phát triển nhanh là cách làm để vùng Đông Nam Bộ phát triển.

Vốn giải phóng mặt bằng vành đai 4: Các tỉnh xin hỗ trợ từ 50-75%, riêng TP.HCM 'tự cân đối'

Do có khó khăn về ngân sách khi thực hiện dự án vành đai 4, các tỉnh đề nghị trung ương hỗ trợ vốn giải phóng mặt bằng, còn TP.HCM xin tự cân đối vốn.

Thủ tướng gửi thư khen cảnh sát giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những nỗ lực của lực lượng cảnh sát giao thông trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 sẽ bàn thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 24, phương án xây dựng vành đai 4 và các dự án giao thông kết nối khác.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là dự án quan trọng của Đông Nam Bộ, làm trước và sau 2030

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ xác định cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những dự án quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, sẽ thực hiện cả trước và sau năm 2030.

Thủ tướng phê duyệt đến năm 2030, hoàn thành 850km cao tốc ở vùng Đông Nam Bộ

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ xác định đến năm 2030 sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, bao gồm khoảng 850km đường bộ cao tốc trong vùng.

Nâng cao vị thế Việt Nam giữa thế giới biến động

Tư duy đối ngoại của Việt Nam chuyển đổi từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, bảo đảm ổn định, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế đất nước.