05/11/2018 11:30 GMT+7

Hàng ngàn sinh viên bỏ học do đại học đang tự trói tay mình

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhấn mạnh như vậy tại hội thảo 'Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam' sáng 5-11.

Hàng ngàn sinh viên bỏ học do đại học đang tự trói tay mình - Ảnh 1.

TS Nguyễn Thanh Phượng phát biểu tại hội thảo sáng 5-11 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội thảo do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học trong và ngoài nước.

PGS.TS Vũ Hải Quân trăn trở: "Mỗi năm có nhiều ngàn sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc chọn nhầm ngành nghề. Chúng ta đang tự trói tay mình vì những qui định để rồi bất lực nhìn các em bỏ học trong khi chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay cùng các em bước tiếp".

Cũng theo ông Quân, các trường đại học cũng đang tự trói tay mình bởi những qui định về việc phát triển, mở mới các ngành, nhóm ngành đào tạo trước nhu cầu phát triển của đất nước, của doanh nghiệp để rồi thay vì đồng hành, doanh nghiệp quay lưng lại với các trường đại học.

Các trường còn đang "tự trói tay mình" về định mức học phí bất hợp lý để rồi phải đẻ ra nhiều hệ đào tạo khác nhau: chất lượng cao, đại trà, chương trình tiên tiến, cử nhân tài năng… trong khi một số trường đại học bên ngoài mạnh dạn cởi trói, thu mức học phí tính đúng, tính đủ và khi có nguồn tài chính dồi dào, họ có thể làm nhiều việc hơn.

PGS.TS Trần Thiên Phúc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động đào tạo ở bậc đại học.

Nhu cầu thay đổi của các hoạt động giáo dục để đáp ứng sự thay đổi đột biến của các hoạt động công nghiệp càng rõ nét hơn bao giờ hết. Các ngành học mới là giao của nhiều ngành chuyên môn khác nhau, có cả ảnh hưởng rất lớn của ngành công nghệ thông tin xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều hơn.

"Các trường đại học cần lưu ý xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành mới xuất hiện theo nhu cầu xã hội, đặc biệt là các ngành ‘lai’ với sự kết hợp, khai thác các tiện ích hoặc kiến thức của ngành công nghệ thông tin", ông Phúc nói.

GS.TS Nguyễn Lộc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng giáo dục đại học phải tăng cường sự trải nghiệm cho người học.

Trong khi TS Megan Bulloch - giám đốc phụ trách kiểm định, đổi mới và văn hóa đại học - ĐH Fulbright Việt Nam đề cập đến các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt đỗng giảng dạy ở trường đại học.

Theo đó, để thích nghi trường đại học cần xác định những năng lực/kỹ năng cốt lỡ, lựa chọn nội dung, sử dụng các tiếp cận và phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày nay.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Thanh Phượng - giám đốc quốc gia, ĐH Bang Arizona, Mỹ đã giới thiệu "Mô hình đại học mới của Mỹ và những gợi ý cho hệ thống đại học Việt Nam" với đặc trưng là doanh nghiệp tri thức.

"Đây là mô hình mới được phát triển để thay thế cho mô hình giáo dục truyền thống đã không còn phù hợp do xã hội Mỹ đang diễn ra sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực. Mô hình này cũng đáp ứng nhu cầu của người học góp phần hạn chế tình trạng sinh viên bỏ học", bà Phượng cho biết.

Giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 53/150 quốc gia Giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 53/150 quốc gia

TTO - Ngày 23-10, A3 Ranking đã công bố bảng xếp hạng giáo dục đại học năm 2019. Theo đó, giáo dục đại học Việt Nam được xếp thứ 53 trên 150 quốc gia.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên