17/11/2018 18:16 GMT+7

Chế độ ăn giảm muối trong bệnh thận và ung thư dạ dày

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)

Suy thận có nhiều cấp độ khác nhau nhưng bắt buộc phải có chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt.

Chế độ ăn giảm muối trong bệnh thận và ung thư dạ dày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: twitter.com

Chế độ ăn giảm muối trong bệnh thận

Thận có chức năng bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể, gọi là nước tiểu. Khi ăn thừa muối, hàm lượng muối trong lòng mạch máu tăng cao hơn bình thường và làm mất sự cân bằng muối trong cơ thể, khiến thận phải thải muối cùng với nước qua nước tiểu. Nếu phải làm việc trong một thời gian dài, thận sẽ trở nên yếu đi. Do vậy chế độ ăn giảm muối giúp giảm gánh nặng làm việc cho thận. Còn khi đã bị tăng huyết áp, thông thường sẽ được điều trị với các thuốc lợi tiểu để thải được nhiều nước hơn khỏi cơ thể. Nếu kết hợp ăn giảm muối, kết quả điều trị trở nên tốt hơn.

Suy thận có nhiều cấp độ khác nhau nhưng bắt buộc phải có chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt. Nếu không tuân thủ các chế độ ăn đặc biệt này bệnh sẽ có nguy cơ nặng lên và dẫn đến những biến chứng khác nhau.

Tại các cơ sở y tế khi người bệnh đến kiểm tra sức khỏe lời khuyên đầu tiên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý đó là: Những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt.

Theo khuyến nghị chế độ ăn của người mắc bệnh thận của Hội Thận học Hoa Kỳ, Châu Âu và cập nhật chẩn đoán điều trị bệnh thận - tiết niệu của Bộ Y tế 2016 thì lượng natri vào khoảng < 2.000mg/ngày.

Natri trong chế độ ăn có thể tạo ra từ các nguồn:

- Có sẵn trong thực phẩm tự nhiên (tôm, sò, ngao,…)

- Có trong các thực phẩm chế biến sẵn (giò, chả, xúc xích, đồ hộp,…)

- Từ gia vị dùng trong chế biến thức ăn hàng ngày.(hạt nêm, gia vị, nước mắm,…)

Khi có phù, tăng huyết áp: Nên lựa chọn các thực phẩm có lượng natri thấp, tính toán lượng muối, gia vị chứa natri khi chế biến món ăn. Hạn chế các thực phẩm có lượng natri cao như các thực phẩm muối, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Chế độ ăn giảm muối trong ung thư dạ dày

Mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu. Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, kém ngon miệng, cảm giác no liên tục, chảy máu hoặc có các cục máu, có máu trong phân, đau và/hoặc yếu mệt.

Không phải tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày đều là do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn. Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác. Nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn. Một nghiên cứu khác còn tìm thấy rằng với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng thêm 8%.

Hiện nay chúng ta đang ăn quá nhiều muối, nhiều gấp đôi nhu cầu cơ thể cần. Do đó những người đã có nguy cơ về ung thư dạ dày cần xem lại lượng muối ăn hàng ngày của mình cẩn thận, tránh những thực phẩm chứa nhiều muối mà mình vẫn ưa thích./.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên