19/03/2017 09:05 GMT+7

Học ngành xã hội lo không kiếm được tiền?

TRẦN HUỲNH - THÙY TRANG - KHOA NAM
TRẦN HUỲNH - THÙY TRANG - KHOA NAM

TTO - TTO - Ông Mai Văn Huỳnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đã phát biểu như vậy tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2017 đang diễn ra tại Trường ĐH Kiên Giang sáng nay 19-3.

Học sinh ở Kiên Giang đã đến rất đông để chuẩn bị nghe tư vấn - Ảnh: Chí Quốc
Học sinh ở Kiên Giang đã đến rất đông để chuẩn bị nghe tư vấn - Ảnh: Chí Quốc

Chương trình do Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ, Sở GD-ĐT Kiên Giang và Trường ĐH Kiên Giang phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup đã thu hút gần 4.500 học sinh.

Ông Mai Văn Huỳnh cho biết Kiên Giang là một tỉnh ven biển, nằm ở tận cùng phía tây nam của Tổ quốc, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn… nên cơ hội tiếp cận thông tin còn hạn chế.

“Hiểu được những khó khăn đó, trong những năm vừa qua, báo Tuổi Trẻ đã luôn dành sự quan tâm và có nhiều hoạt động vì cộng đồng tại tỉnh Kiên Giang, trong đó có chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp thí sinh ở vùng sâu vùng xa, các vùng biên giới và hải đảo trong tỉnh” - ông Huỳnh nói. 

Cũng theo ông Huỳnh, trong những năm qua, Kiên Giang đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, tỉnh vẫn còn những khó khăn hạn chế; nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển những lợi thế vốn có của tỉnh: nông lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - thủy sản, dịch vụ - du lịch…

Ông Mai Văn Huỳnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, phát biểu khai mạc chương trình tư vấn tuyển sinh sáng 19-3 - Ảnh: Chí Quốc
Ông Mai Văn Huỳnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, phát biểu khai mạc chương trình tư vấn tuyển sinh sáng 19-3 - Ảnh: Chí Quốc

Trong đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 xác định mục tiêu chung là xây dựng nguồn nhân lực có quy mô, cơ cấu, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 42.000 người có trình độ ĐH trở lên; giai đoạn 2016-2020 tổ chức giáo dục nghề nghiệp cho 128.000 lai động, tỉ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt 80%.

“Đứng trước nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực như thế, việc tư vấn, giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ, nhất là cho các em học sinh THPT là hết sức cần thiết. Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp ngày hôm nay của báo Tuổi Trẻ là cơ hội tốt giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh được trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp; được giải đáp kịp thời các thắc mắc, liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và việc lựa chọn, xét tuyển vào các trường ĐH...” - ông Huỳnh nhấn mạnh.

Em Đào Trung Kiên, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Long Thạnh (TP Rạch Giá, Kiên Giang) đặt câu hỏi:
Em Đào Trung Kiên, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Long Thạnh (TP Rạch Giá, Kiên Giang) đặt câu hỏi: "Trong bốn năm tới, ngành nào sẽ hot tại Kiên Giang?" - Ảnh: Chí Quốc

Trong bốn năm nữa ngành nào "hot" tại Kiên Giang?

Học sinh Đào Trung Kiên (Trường THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riềng) đã đặt câu hỏi trên đến ban tư vấn.

PGS.TS Thái Thành Lượm, hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang, nhận xét câu hỏi của học sinh Kiên có phần khó trả lời. Tuy nhiên, hiện tại các ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Nam Bộ là nông nghiệp, thủy sản, du lịch và thương mại. "Tùy các em lựa chọn chứ không có riêng ngành hot hay không hot", ông Lượm nói.

Trong phần tư vấn chung, TS Nguyễn Đức Nghĩa nhắc thí sinh chỉ còn 10 ngày nữa là đến thời điểm thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH (từ ngày 1 đến 20-4).

Thầy Nghĩa cũng điểm qua những thay đổi quan trọng về công tác tổ chức thi, thời gian thi, đề thi và công tác xét tuyển ĐH, CĐ.

“Để xét tốt nghiệp THPT, bên cạnh điểm thi các bài thi kỳ thi THPT quốc gia thì điểm trung bình năm lớp 12 cũng thành phần rất quan trọng. Vì vậy các em phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong năm học này.

So với các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Kiên Giang trong những năm qua có tỉ lệ tốt nghiệp trung bình hằng năm thấp hơn cả nước khoảng 2%. Các em cần chú ý điểm này để nỗ lực nhiều hơn nữa” - thầy Nghĩa nói.

Về xét tuyển ĐH, thầy Nghĩa lưu ý năm nay thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng. Tuy nhiên khi xét tuyển thí sinh chỉ được xét trúng tuyển chỉ một nguyện vọng duy nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp. Vì vậy thí sinh hết sức cân nhắc khi ghi nguyện vọng trên phiếu đăng ký xét tuyển sao cho nguyện vọng mình yêu thích nhất có cơ hội trúng tuyển cao nhất phải được xếp lên cao nhất.

Lối tư vấn dí dỏm, nhiệt tình của TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXHNV TP.HCM) được học sinh rất thích thú - Ảnh: CHÍ QUỐC
Lối tư vấn dí dỏm, nhiệt tình của TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXHNV TP.HCM) được học sinh rất thích thú - Ảnh: CHÍ QUỐC
Nhiều học sinh quan tâm khối ngành luật trong phần tư vấn chuyên sâu - Ảnh: CHÍ QUỐC
Nhiều học sinh quan tâm khối ngành luật trong phần tư vấn chuyên sâu - Ảnh: CHÍ QUỐC
Một học sinh nhờ thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó trưởng Khoa kinh tế du lịch, Trường ĐH Kiên Giang, giới thiệu, tư vấn cụ thể về một số ngành đào tạo của trường - Ảnh: CHÍ QUỐC
Một học sinh nhờ thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó trưởng Khoa kinh tế du lịch, Trường ĐH Kiên Giang, giới thiệu, tư vấn cụ thể về một số ngành đào tạo của trường - Ảnh: CHÍ QUỐC
Khối ngành  khoa học kỹ thuật, công nghệ thông itn, xây dựng, giao thông, điện tử nông lâm... có rất đông học sinh quan tâm tìm hiểu - Ảnh: CHÍ QUỐC
Khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông, điện tử nông lâm... có rất đông học sinh quan tâm tìm hiểu - Ảnh: CHÍ QUỐC
Học sinh nào cũng muốn đặt câu hỏi với ban tư vấn - Ảnh: CHÍ QUỐC
Học sinh nào cũng muốn đặt câu hỏi với ban tư vấn - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bạn Nguyễn Văn Tính (Trường THPT Châu Thành, huyện Châu Thành) hỏi có sự khác biệt lớn giữa học đại học và cao đẳng ngành CNTT hay không?

Thạc sĩ Nguyễn  Văn Thặng, phó hiệu trưởng trường CĐ Nghề Kiên Giang, chia sẻ: điều khác biệt đầu tiên giữa hai cấp học là thời gian. Cao đẳng chỉ học hai năm, còn ĐH phải mất 3.5 đến 4 năm. Học cao đẳng thì chỉ học những môn mức độ cơ bản như lập trình, thiết kế web còn ĐH sẽ được học các môn cao hơn là bảo mật, du liệu.... "Các em nên xác định kỹ năng lực và khả năng tài chính để chọn mức học cho mình phù hợp."

Bạn Quách Hoàng Phú (TP Rạch Giá) thắc mắc: "Năm ngoái em ôn khối C thi vào ngành công an nhưng rớt. Gần 1 năm qua em ôn tiếp theo khối này. Nhưng tới tháng 2 vừa qua, có thông tin ngành công an không tuyển khối C nữa. Giờ em phải làm sao? Nhiều bạn cùng cảnh ngộ với em đều rất bối rối".

ThS Hoàng Thúy Nga, Bộ GD-ĐT, trả lời việc thay đổi tổ hợp là do Bộ Công an.

TS. Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng ĐH KHXH&NV TP. HCM, trấn an bằng cách khẳng định mình chia sẻ với cảm xúc của thí sinh. “Thầy cũng tin rằng, với khối C, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn 1 ngành khác và vẫn theo đuổi đam mê của mình”.

Tiếp theo đó, TS Lê Thị Thanh Mai cũng đã cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia cũng như đăng ký xét tuyển ĐH một cách chính xác nhất.

Chia sẻ với học sinh cô Mai cho biết thêm: “Những em nào chỉ muốn thi để tốt nghiệp THPT mà không xét tuyển ĐH thì không cần ghi các nguyện vọng vào hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia mà chỉ cần ghi các thông tin liên quan đến thi tốt nghiệp.

Hiện nay, các trường CĐ, TCCN có nhiều đợt xét tuyển trong năm. Chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện đăng ký xét tuyển. Có trường xét tuyển học bạ, có trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc. Các em cần truy cập website của các trường này để tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký xét tuyển”.

Năm nay các trường CĐ không còn trực thuộc Bộ GD-ĐT nữa. Vậy, việc đăng ký xét tuyển ĐH  và các trường CĐ năm nay khác nhau thế nào và cần lưu ý điều gì?

Chia sẻ với học sinh về việc này, ThS Hoàng Thúy Nga, Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết năm nay, các trường đào tạo bậc CĐ các ngành ngoài sư phạm được chuyển giao về Bộ LĐ-TB-XH quản lý. Các trường này được tự chủ hoàn toàn trong tuyển sinh và được thực hiện từ ngày 1-1 đến 25-12.

“Các trường CĐ ngoài sư phạm được phép hạ điểm chuẩn. Nhiều trường quy định thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện nhập học”, cô Nga cho biết.

Ước mơ làm giàu 

Một học sinh khác bày tỏ: “Em mong muốn sau này sẽ trở thành một người thành công trong lĩnh vực khoa học xã hội. Tuy nhiên, người thân và bạn bè em đều cho rằng theo học ngành nghề này khó kiếm tiền và không thành công. Bản thân em cần đáp ứng những yêu cầu gì để có thể đạt được mong ước của mình?”

Trả lời câu hỏi này TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXHNV (ĐHQG TP.HCM), cho rằng khi đăng ký học ngành nào đó thì điều mong muốn lớn nhất và trước tiên các các bạn học sinh là làm sao sống được với nghề đó.

Ước mơ làm giàu là ước mơ chính đáng của mỗi người. Khi bước ra cuộc sống ai cũng muốn có cơ hội làm giàu với ngành học mình được đào tạo nhưng thực sự đề điều đó trở thành hiện thực thì không đơn giản.

“Các bạn hãy lựa chọn những ngành học mà mình thấy có khả năng thành công. Các bạn phải đam mê với ngành đó. Khi có đam mê bạn mới có ước mơ, sáng kiến để thực hiện điều đó và khi đó bạn sẽ chắc chắn sẽ cố gắng để ước mơ đó thành hiện thực. Và khi ước mơ thành hiện thực thì bạn sẽ có khả năng để làm giàu. Các bạn hãy lựa chọn những gì mà mình mong muốn, phù hợp với năng lực để thực hiện mong muốn đó”, thầy Hạ khuyên.

Bạn Nguyễn Thị Cẩm Ly (Trường THPT Đông Thái, huyện An Biên) cho biết từ nhỏ đã rất thích máy móc, chế tạo thiết bị điện tử, thậm chí chế tạo ôtô. Ly băn khoăn không biết nữ có phù hợp với những ngành này không, khi ra trường các công ty có nhận nữ hay không?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khẳng định rất hoan nghênh khi bạn nữ chọn những ngành này để học. Hiện nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật là trường duy nhất giảm 50% học phí nhằm khuyến khích các bạn nữ.

Cũng theo thầy Dũng, ngành chế tạo ôtô hiện nay đa phần tự động nên không phải lăn lê bò trườn dưới gầm xe nữa mà thuận lợi hơn nhiều. Nữ lại rất tỉ mỉ cho nên những vấn đề liên quan đến phụ tùng thì nữ vẫn thích hợp hơn.

“Hiện nay rất nhiều công ty liên quan đến ôtô, cơ điện tử đến trường “trải thảm đỏ” cho các sinh viên nữ khi ra trường”, thầy Dũng cho biết.

Bà Hoàng Thúy Nga, Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, trả lời các thắc mắc của học sinh về tuyển sinh 2017 - Ảnh: Chí Quốc
Bà Hoàng Thúy Nga, Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, trả lời các thắc mắc của học sinh về tuyển sinh 2017 - Ảnh: Chí Quốc

 

TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, tư vấn cho học sinh Kiên Giang sáng 19-3 - Ảnh: Chí Quốc
TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, tư vấn cho học sinh Kiên Giang sáng 19-3 - Ảnh: Chí Quốc

PGS.TS Thái Thành Lượm, hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, trả lời ở ĐBSCL có thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, không thể nói được ngành nào hot trong bốn năm tới - Ảnh: Chí Quốc
PGS.TS Thái Thành Lượm, hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, trả lời ở ĐBSCL có thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, không thể nói được ngành nào hot trong bốn năm tới - Ảnh: Chí Quốc
Tiết mục nhảy aerobic của sinh viên đại học Kiên Giang mở màn chương trình tư vấn tuyển sinh sáng 19-3 tại Kiên Giang - Ảnh: Chí Quốc
Tiết mục nhảy aerobic của sinh viên đại học Kiên Giang mở màn chương trình tư vấn tuyển sinh sáng 19-3 tại Kiên Giang - Ảnh: Chí Quốc
Từ 6h30, các bạn thí sinh đã tới điểm tư vấn và tỏ ra rất hào hứng - Ảnh: K.Nam
Từ 6h30, các bạn thí sinh đã tới điểm tư vấn và tỏ ra rất hào hứng - Ảnh: K.Nam
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, đang cung cấp những thông tin chung về tuyển sinh năm 2017 cho học sinh - Ảnh: Chí Quốc
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, đang cung cấp những thông tin chung về tuyển sinh năm 2017 cho học sinh - Ảnh: Chí Quốc
TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng Ban công tác sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM hướng dẫn các em học sinh về chọn lựa các ngành nghề cho tương lai - Ảnh: Chí Quốc
TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng Ban công tác sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM hướng dẫn các em học sinh về chọn lựa các ngành nghề cho tương lai - Ảnh: Chí Quốc
TRẦN HUỲNH - THÙY TRANG - KHOA NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên