19/01/2015 16:45 GMT+7

“Bật mí” đề thi năng khiếu tuyển sinh ngành báo chí

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến sẽ chia các ngành đào tạo theo ba nhóm ngành để xét tuyển

Rất đông học sinh các trường THPT nghe tư vấn nhóm ngành khoa học, ngoại ngữ, báo chí… tại trường THPT Lý Thường Kiệt, Tây Ninh sáng 10-1 - Ảnh: Như Hùng
Nhóm 1: ngành báo chí. Nhóm 2 gồm các ngành: Triết học, Kinh tế, Lịch sử, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội. 

Nhóm 3: gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.

Trong từng nhóm ngành, Học viện quy định môn bắt buộc và môn tự chọn để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. Quy định tuyển sinh cụ thể với từng nhóm ngành được thực hiện như sau:

Nhóm ngành

Môn bắt buộc (A)

Môn tự chọn (B) (Chọn một trong các môn sau)

Môn năng khiếu (C)

Điểm xét tuyển

1

Ngữ văn

Toán, Lịch sử, Tiếng Anh

Năng khiếu báo chí

A + B + C

2

Ngữ văn + Toán

Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh

 

A + B

3

Ngữ văn + Tiếng Anh (hệ số 2)

Toán, Lịch sử, Địa lý

 

A + B

Tuy nhiên, ngay khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố dự kiến sẽ áp dụng bài thi năng khiếu chuyên biệt trong tuyển sinh nhóm ngành báo chí (với các chuyên ngành quay phim truyền hình, báo chí đa phương tiện, báo in, báo mạng, báo truyền hình, báo phát thanh, ảnh báo chí), nhiều thí sinh băn khoăn không hiểu “định dạng” bài thi năng khiếu sẽ thế nào?

Ngày 19-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trương Ngọc Nam - giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho biết thực tế việc tổ chức thi năng khiếu cho các ngành báo chí không phải là hình thức thi hoàn toàn mới.

Việc thi này đã được học viện áp dụng trong các kỳ tuyển sinh hơn 10 năm trước, trước khi có kỳ thi “ba chung”.

Tuy nhiên, trước lo lắng của thí sinh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có phác thảo về bài thi này để thí sinh có thể hình dung phần nào cách thức làm bài thi năng khiếu được tổ chức tại trường, tách biệt với Kỳ thi THPT quốc gia chung.

Theo đó, tổng thời gian làm bài thi Năng khiếu báo chí: 150 phút. Bài kiểm tra Năng khiếu do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.

Bài kiểm tra năng khiếu sẽ gồm hai phần. Phần thứ nhất là bài kiểm tra trắc nghiệm (3 điểm) gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề của đời sống xã hội.

Tiếp đó, phần thứ hai sẽ là bài thi tự luận (7 điểm) gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.  Bài thi tự luận sẽ gồm hai câu: Câu 1 (3 điểm) có mục tiêu đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản.

Dạng đề thi trong câu 1 có thể là cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

Câu 2 (4 điểm): nhằm đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa 500 từ.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đặt ra điều kiện sơ loại thông qua xét tuyển hồ sơ cho thí sinh thi vào các ngành đào tạo phải đạt các điều kiện như sau: có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ 6,0 trở lên, hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại khá trở lên, điểm trung bình các môn thi trung học phổ thông quốc gia đạt 6,0 trở lên.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên