18/04/2009 17:03 GMT+7

Các ngành đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam

QUỐC DŨNG
QUỐC DŨNG

TTO - Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập ngày 17-7-2006 theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Hàng không Việt Nam. Học viện tuyển sinh trong cả nước, đào tạo hệ đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

Mã trường: HHKĐịa chỉ: 104 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCMĐiện thoại: (08) 38424762 - 3442251 (xin số 247)

1D4luqT5.jpgPhóng to
Thí sinh dự thi vào Học viện Hàng không Việt Nam năm 2008
TTO - Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập ngày 17-7-2006 theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Hàng không Việt Nam. Học viện tuyển sinh trong cả nước, đào tạo hệ đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

Hiện nay học viện có sáu khoa chuyên ngành gồm: khoa không lưu, khoa cảng hàng không, khoa cơ bản, khoa vận tải hàng không, khoa bổ túc cán bộ và hợp tác quốc tế, khoa điện tử viễn thông hàng không.

Tuổi Trẻ Online cung cấp các ngành nghề đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam để các bạn thí sinh lựa chọn ngành nghề.

Các ngành đào tạo đại học và cao đẳng

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không

Sau khi tốt nghiệp sinh viên trở thành kỹ sư công nghệ kỹ thuật có khả năng quản lý, bảo trì, khai thác, sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông trong và ngoài ngành hàng không. Có đủ trình độ và năng lực làm việc tại trung tâm quản lý bay, các cảng hàng không, sân bay và các trung tâm, cơ sở điện tử viễn thông.

2. Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành này gồm các chuyên ngành: quản trị kinh doanh hàng không, quản trị doanh nghiệp hàng không, quản trị du lịch, quản trị cảng hàng không.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên trở thành cử nhân quản trị kinh doanh có trình độ và năng lực tham gia vào công tác quản lý các hoạt động khai thác thương mại và dịch vụ; làm việc tại các cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước, các hãng hàng không, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, các công ty, đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác.

3. Ngành Quản lý hoạt động bay

Sau khi tốt nghiệp sinh viên trở thành kỹ sư chuyên ngành quản lý hoạt động bay, có khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành hàng không; có đủ trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí như kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của trung tâm quản lý bay, các hãng hàng không, các cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

Các nghề đào tạo trung cấp nghề

1. Nghề Đặt chỗ bán vé

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: nhận-trả lời các yêu cầu của hành khách về thông tin chuyến bay, chặng bay, giá vé hành khách, giá cước hành lý ngoài tiêu chuẩn quy định; thực hiện các câu lệnh trên máy tính để đặt chỗ, tính giá và in vé cho hành khách…

Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc cho các hãng hàng không, các đại lý bán vé máy bay và đại lý du lịch lữ hành.

2. Nghề Phục vụ hành khách

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: cung cấp cho hành khách các thông tin xuất nhập cảnh, du lịch; làm thủ tục cho hành khách đi: xếp chỗ ngồi cho hành khách trên tàu bay, thực hiện cân - dán nhãn cho hành lý gửi của khách, tính giá - thu tiền cước hành lý ngoài tiêu chuẩn quy định, kiểm tra - hướng dẫn khách lên máy bay...

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc cho các công ty thương mại dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay, hoặc trong ngành du lịch.

3. Nghề Phục vụ hàng hóa

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: nhận - trả lời các yêu cầu của khách hàng về thông tin chuyến bay, giá cước và thủ tục gửi các loại hàng hóa bằng đường hàng không; đặt chỗ cho hàng trên các chuyến bay theo đúng địa chỉ yêu cầu của khách, điện báo trên mạng máy tính cho sân bay nơi hàng đến; tính toán cân bằng trọng tải để chất xếp hàng hóa lên máy bay; nhận thông tin trên mạng máy tính để thực hiện nhận hàng từ các chuyến bay đến, tổ chức chất xếp hàng đến vào kho; thông báo và làm thủ tục cho khách đến nhận hàng…

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc cho các hãng hàng không và các đại lý giao nhận hàng hóa.

4. Nghề Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân)

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: phán đoán, xử lý thích hợp các tình huống khác nhau trong khi điều khiển đường bay của máy bay; ghi chép lệnh; dẫn dắt máy bay tiếp cận có sử dụng radar; áp dụng linh hoạt các hình thức phân cách khác nhau, các quy tắc, phương thức kiểm soát tàu bay lăn bánh; kiểm soát các phương tiện kỹ thuật di chuyển trên khu hoạt động của tàu bay; kiểm soát tàu bay trên vòng lượn sân bay, tàu bay khởi hành và tàu bay đến; phân loại nhiễu động của tàu bay và áp dụng tiêu chuẩn phân cách tối thiểu…

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc tại các trung tâm kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay.

Học viên phải kiểm tra sức khỏe theo tiêu chuẩn hiện hành của cơ quan y tế hàng không và thẩm tra lý lịch trước khi nhập học chính thức. Học viên dự tuyển phải dưới 28 tuổi tính đến ngày dự thi. Học viên cần có ngoại hình cân đối, không dị tật bẩm sinh. Nam cao từ 1,67m trở lên, nữ cao từ 1,57m trở lên.

5. Nghề Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (gồm: cơ giới - điện, điện tử)

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: lắp đặt, vận hành, kiểm tra, sửa chữa và hiệu chỉnh các bộ phận, chi tiết của tàu bay: thân, cánh, đuôi và động cơ, các hệ thống thiết bị cơ khí, hệ thống thiết bị điện, điện tử…; sử dụng các loại dụng cụ để thực hiện mở, tháo, ráp, gò, hàn… các bộ phận tàu bay khi cần sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng.

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc tại các xưởng bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, các hãng hàng không.

6. Nghề An ninh hàng không

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: kiểm soát an ninh an toàn ra - vào đối với người và phương tiện giao thông; giám sát, tuần tra, canh gác, bảo vệ các cơ sở, phương tiện và trang thiết bị của sân bay; bảo vệ tàu bay đỗ tại sân…

Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các đơn vị bảo vệ và tuần tra canh gác các cảng hàng không, sân bay.

7. Nghề Phi công hàng không dân dụng

Học viên được đào tạo để có sức khỏe và kỹ năng thao tác thành thạo các trang thiết bị điều khiển tàu bay, liên lạc với đài chỉ huy nhận lệnh và các hướng dẫn thực hiện chuyến bay theo lịch trình, vận hành các thông số đảm bảo an toàn khi thực hiện chuyến bay, kịp thời phát hiện - xử lý các trục trặc về kỹ thuật trong khi bay… Đào tạo tại Trung tâm đào tạo phi công của học viện ở Cảng Hàng không Cam, sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa (243 Nguyễn Tất Thành, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa).

8. Nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông gồm các nghề: Điện tử dân dụng, Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không, Kỹ thuật thiết bị dẫn đường hàng không, Kỹ thuật thiết bị radar hàng không, Kỹ thuật điện cảng hàng không

Học viên được đào tạo để thực hiện các công việc: lắp đặt, vận hành, kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, hiệu chỉnh, bảo trì bảo dưỡng và khai thác các thiết bị điện, điện tử, viễn thông, đặc biệt là các thiết bị: video, audio, điện thoại, điện thoại di động; các thiết bị đối không như HF, VHF, thiết bị thông tin đài chỉ huy và hệ thống chuyển điện văn tự động hàng không; các thiết bị dẫn đường như VOR, DME, NDB và ILS; thiết bị radar hàng không; các hệ thống điện sân bay, nhà ga, sân đỗ…

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc cho các đơn vị trong ngành hàng không, các doanh nghiệp, cơ sở, trung tâm điện tử - viễn thông.

9. Tiếp viên hàng không

Học viện Hàng không Việt Nam không tổ chức tuyển sinh đào tạo tiếp viên hàng không hệ chính quy. Khi các hãng hàng không có nhu cầu, họ sẽ tuyển dụng và ký hợp đồng với học viện để mở các khóa đào tạo. Thời gian đào tạo của mỗi khóa như vậy kéo dài 4,5 tháng tùy trình độ đầu vào của học viên. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ nhận được chứng nhận nghề ngắn hạn theo quy định.

Học viện Hàng không Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namtuyển sinh năm 2009<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Các ngành đào tạo

Mã ngành

Khối

Thời gian đào tạo (tháng)

Chỉ tiêu 2009

Điểm chuẩn NV1 -2008

Điểm chuẩn NV2 - 2008

Hệ Đại học (chỉ tiêu 570)

Quản trị kinh doanh (các chuyên ngành Quản trị kinh doanh hàng không, Quản trị doanh nghiệp hàng không, Quản trị du lịch, Quản trị cảng hàng không)

01

A

48

420

15,0

17,5

D1

15,5

17,5

Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không

02

A

48

90

15,5

16,5

Quản lý điều hành bay

03

A

54

60

15,5

16,5

D1

16,0

17,0

Hệ Cao đẳng (chỉ tiêu 80)

Quản trị kinh doanh hàng không

C65

A, D1

36

50

Xét tuyển trên cơ sở điểm thi ĐH cùng khối

Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không

C66

A

36

30

Hệ trung cấp nghề (chỉ tiêu 500)

Đặt chỗ bán vé

12

Xét tuyển theo quy chế của Bộ Lao động - thương binh và xã hội

Phục vụ hành khách

12

Phục vụ hàng hóa

12

Kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không

12

Kiểm soát an ninh hàng không

12

Điện tử dân dụng

12

Kỹ thuật điện cảng hàng không

12

Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không

12

Kỹ thuật thiết bị dẫn đường hàng không

12

Kỹ thuật thiết bị radar hàng không

12

Kiểm soát không lưu - đường dài

12

Kiểm soát không lưu - tiếp cận

12

Kiểm soát không lưu - tại sân

12

Kỹ thuật cơ giới tàu bay

12

Đào tạo theo yêu cầu của các đơn vị, cơ sở tuyển dụng.

Kỹ thuật điện - điện tử tàu bay

12

Tiếp viên hàng không

QUỐC DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên