16/05/2024 19:26 GMT+7

Đề xuất chi 650 tỉ đồng lắp điện mặt trời áp mái tại 440 trụ sở công ở TP.HCM

Đó là thông tin đại diện Sở Công Thương TP.HCM nêu ra tại họp báo kinh tế - xã hội chiều 16-5 theo tiến độ giai đoạn 1 đề án lắp đặt điện mặt trời áp mái trên trụ sở công.

Đề xuất chi 650 tỉ đồng lắp điện mặt trời áp mái tại 440 trụ sở công tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đề xuất chi 650 tỉ đồng lắp điện mặt trời áp mái tại 440 trụ sở công tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chiều 16-5, tại họp báo, ông Nguyễn Phương Duy - phó trưởng phòng quản lý năng lượng Sở Công Thương TP.HCM - cho biết đến nay Sở Công Thương đã hoàn thiện dự thảo đề án giai đoạn 1 trình UBND TP.HCM về lắp điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công.

Theo đề án, sẽ có 440 trụ sở công lắp điện mặt trời áp mái với dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỉ đồng, công suất 43,312 MWp. Trong đó có 65 trụ sở quân đội, 72 trụ sở công an, 57 trụ sở bệnh viện và 246 trụ sở các sở ban ngành, quận huyện và các đơn vị khác.

Thời gian thu hồi vốn hệ thống điện mặt trời mái nhà khoảng 5-7 năm, thông qua việc giảm chi phí chi thường xuyên để thanh toán tiền điện của các cơ quan, đơn vị.

Thời gian qua, TP.HCM cũng đã tổ chức thí điểm lắp điện mặt trời áp mái tại một số trụ sở. Như tại trụ sở Sở Công Thương, hệ thống lắp đặt với công suất 21kWp với chi phí đầu tư khoảng 550 triệu đồng.

Trước khi có hệ thống này, tiền điện phải đóng năm 2020 là 344,4 triệu đồng. Sau khi có hệ thống thì tiền điện năm 2021 là 199,7 triệu đồng và năm 2022 là gần 214 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm tiết kiệm được khoảng 130 triệu đồng.

Hay ở UBND quận 3, hệ thống với công suất 31,04kWp có chi phí đầu tư khoảng 750 triệu đồng. Sau khi lắp, mỗi năm UBND quận 3 tiết kiệm được 93 triệu đồng.

Điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng: Nên áp dụng thời gian ngắn, sau phải tính giáĐiện mặt trời mái nhà giá 0 đồng: Nên áp dụng thời gian ngắn, sau phải tính giá

Việc áp dụng chính sách giá 0 đồng khi ghi nhận sản lượng điện mặt trời mái nhà là mang tính chất tạm thời để chống trục lợi chính sách, nên cần có quy định về thời gian áp dụng trong khoảng 3 năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên