18/05/2024 15:38 GMT+7

'Chưa khi nào công nghiệp vi mạch bán dẫn nóng như bây giờ'

Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM Lê Quốc Cường nói vậy, tại chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp sinh viên tiêu biểu ngành thiết kế vi mạch hôm nay 18-5.

Sinh viên Phạm Thế Hùng (Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) giành giải nhất cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 - năm 2024 - Ảnh: C.T.

Sinh viên Phạm Thế Hùng (Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) giành giải nhất cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 - năm 2024 - Ảnh: C.T.

Buổi gặp trong khuôn khổ vòng chung kết, trao giải cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 - năm 2024, tổ chức tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Lợi thế, chìa khóa phát triển vi mạch bán dẫn

Theo tiến sĩ Lê Quốc Cường, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được định hướng trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP.HCM.

Đã có nhiều cuộc thảo luận về chiến lược, thế mạnh, cách tiếp cận nào cho Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng trước câu chuyện phát triển công nghiệp bán dẫn.

Tuy nhiên, ông Cường nói nhân lực mới chính là lợi thế nổi bật, chìa khóa quyết định cho con đường phát triển công nghiệp bán dẫn của cả nước lẫn TP.HCM.

Đặc biệt là nhân lực trong khâu thiết kế bởi khâu này có giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị ngành.

Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 thu hút rất đông sinh viên quan tâm tham gia - Ảnh: C.T.

Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 thu hút rất đông sinh viên quan tâm tham gia - Ảnh: C.T.

Hệ sinh thái '3 nhà'

Ông Cường nhận định phát triển nguồn nhân lực không là việc riêng của ngành giáo dục hay bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào. Việc này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ "3 nhà" (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp).

Tất cả cùng kiến tạo môi trường thu hút, đào tạo, cung cấp nguồn tài nguyên và cơ hội phát triển cho sinh viên tài năng lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Với cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần đầu tiên này, ông Cường nói tài năng của sinh viên và nguồn nhân lực đã được phát huy mạnh mẽ ngay trong chính hệ sinh thái "3 nhà".

Trong đó, các sản phẩm hướng tới tính ứng dụng thực tiễn, khả năng áp dụng vào sản xuất. Đặc biệt, việc đưa sinh viên được đào tạo 10 tuần với chuyên gia giúp các bạn hoàn thiện ý tưởng, quy trình thiết kế ngay trên phần mềm chuẩn quốc tế.

Các sản phẩm được đánh giá chuyên môn trước khi được ban giám khảo doanh nghiệp đánh giá lại, khẳng định sự hoàn thiện về công nghệ, tính ứng dụng, khả năng ươm tạo và thương mại.

"Những dự án đoạt giải cao được Khu công nghệ cao TP.HCM tiếp tục hỗ trợ, ươm tạo, tiến tới phát triển và chuyển giao sản phẩm cho sản xuất", ông Cường thông tin.

Trao giải cho các cá nhân, nhóm dự án đoạt giải cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 - năm 2024 - Ảnh: C.T.

Trao giải cho các cá nhân, nhóm dự án đoạt giải cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 - năm 2024 - Ảnh: C.T.

TP.HCM lần đầu tổ chức thi thiết kế vi mạchTP.HCM lần đầu tổ chức thi thiết kế vi mạch

Cuộc thi thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh vừa được Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM phát động, dành cho sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên