20/05/2024 16:19 GMT+7

Cấp bách mở rộng, tháo 'nút cổ chai' cao tốc TP.HCM - Long Thành

Việc sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được người dân hoan ngênh, vì sẽ tháo gỡ được các “nút thắt cổ chai” đã tồn tại lâu nay. Đặc biệt, đây là tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành.

Xe cộ nối đôi nhau

Xe cộ nối đôi nhau "lết" trên cầu Long Thành ("nút thắt cổ chai" của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55km với quy mô 4 làn xe đã được đưa vào sử dụng từ năm 2016. Đây là tuyến giao thông quan trọng kết nối TP.HCM với vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên những năm vừa qua, tuyến cao tốc này trở nên quá tải, không đủ sức "gánh" hàng ngàn xe cộ đi lại mỗi ngày. Đặc biệt vào ngày cuối tuần, dịp lễ… thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông.

Phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ nút giao vành đai 2 TP.HCM đến nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thời gian qua cũng được Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu và đề xuất. Đoạn này có chiều dài 21,92km.

Còn tại đoạn từ nút giao An Phú đến vành đai 2, TP.HCM cũng đang lên phương án mở rộng đồng bộ với đoạn nêu trên. Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư mở rộng mỗi bên ra thêm 4,75m, quy mô 8 làn xe (không bao gồm đường song hành 2 bên), bề rộng nền đường 36m.

Hiện trạng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây:

Điểm đầu của đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là nút giao An Phú. Khu vực này kết nối với nhiều đường quan trọng khác như: Mai Chí Thọ, Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Điểm đầu của đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là nút giao An Phú. Khu vực này kết nối với nhiều đường quan trọng khác như: Mai Chí Thọ, Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Nút giao An Phú là nơi tập trung đông xe cộ nên thường xuyên diễn ra tình trạng ùn ứ giao thông mỗi ngày, đặc biệt vào giờ cao điểm, dịp lễ, cuối tuần - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nút giao An Phú là nơi tập trung đông xe cộ nên thường xuyên diễn ra tình trạng ùn ứ giao thông mỗi ngày, đặc biệt vào giờ cao điểm, dịp lễ, cuối tuần - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đoạn đường dẫn cao tốc từ nút giao An Phú đến nút giao vành đai 2 TP.HCM dài 4km là đường đô thị do TP.HCM quản lý, vận hành. Hiện nay, TP.HCM đang tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình chủ trương đầu tư dự án - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Đoạn đường dẫn cao tốc từ nút giao An Phú đến nút giao vành đai 2 TP.HCM dài 4km là đường đô thị do TP.HCM quản lý, vận hành. Hiện nay, TP.HCM đang tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình chủ trương đầu tư dự án - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết tại đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây mà TP.HCM làm chủ đầu tư, chúng ta có nhiều lợi thế để làm do đã giải phóng xong mặt bằng, chỉ cần thêm vốn đầu tư xây lắp. TP.HCM có đủ khả năng để cân đối vốn, tuy nhiên việc này cần làm đồng bộ với đoạn mà VEC làm chủ đầu tư - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết tại đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây mà TP.HCM làm chủ đầu tư, chúng ta có nhiều lợi thế để làm do đã giải phóng xong mặt bằng, chỉ cần thêm vốn đầu tư xây lắp. TP.HCM có đủ khả năng để cân đối vốn, tuy nhiên việc này cần làm đồng bộ với đoạn mà VEC làm chủ đầu tư - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 khởi công ngày 3-10-2009 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2016 với chiều dài khoảng 55km. Theo thống kê, từ đó đến nay, lượng xe ra vào cao tốc liên tục tăng cao (trung bình 11,12%/năm) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 khởi công ngày 3-10-2009 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2016 với chiều dài khoảng 55km. Theo thống kê, từ đó đến nay, lượng xe ra vào cao tốc liên tục tăng cao (trung bình 11,12%/năm) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tại thông báo kết luận ở phiên họp lần thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông, Thủ tướng đã thống nhất đề xuất bổ sung dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào danh mục dự án để đẩy nhanh tiến độ triển khai - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Tại thông báo kết luận ở phiên họp lần thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông, Thủ tướng đã thống nhất đề xuất bổ sung dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào danh mục dự án để đẩy nhanh tiến độ triển khai - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Cấp bách mở rộng, tháo 'nút cổ chai' cao tốc TP.HCM - Long Thành- Ảnh 8.
Cấp bách mở rộng, tháo 'nút cổ chai' cao tốc TP.HCM - Long Thành- Ảnh 9.
Cấp bách mở rộng, tháo 'nút cổ chai' cao tốc TP.HCM - Long Thành- Ảnh 10.

Còn tại thông báo kết luận về phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây ngày 5-5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá việc mở rộng đoạn cao tốc là vấn đề cấp thiết để đồng bộ các công trình hạ tầng giao thông trong khu vực theo quy hoạch, như hệ thống đường kết nối nối vùng, đường cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, cảng biển - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phó thủ tướng giao các cơ quan đơn vị liên quan nhanh chóng làm các nhiệm vụ được giao, trong đó sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để làm các bước tiếp theo - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Phó thủ tướng giao các cơ quan đơn vị liên quan nhanh chóng làm các nhiệm vụ được giao, trong đó sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để làm các bước tiếp theo - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Khi góp ý về phương án mở rộng cao tốc, TP.HCM đề xuất bổ sung nút giao kết nối với đường Long Phước để mở thêm lối thoát ra vào cao tốc, tránh ùn tắc - Ảnh: CHÂU TUẤN

Khi góp ý về phương án mở rộng cao tốc, TP.HCM đề xuất bổ sung nút giao kết nối với đường Long Phước để mở thêm lối thoát ra vào cao tốc, tránh ùn tắc - Ảnh: CHÂU TUẤN

Do tình trạng ùn ứ giao thông tại cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây diễn ra thường xuyên, có lúc cục bộ khiến một số tài xế

Do tình trạng ùn ứ giao thông tại cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây diễn ra thường xuyên, có lúc cục bộ khiến một số tài xế "xót ruột" chạy thẳng vào làn khẩn cấp - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vị trí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao Dầu Giây (đường lớn màu xanh lá) - Ảnh: Sở Giao thông vận tải TP.HCM

Vị trí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao Dầu Giây (đường lớn màu xanh lá) - Ảnh: Sở Giao thông vận tải TP.HCM

Có thể hoàn thành mở rộng vào năm 2027

Theo một chuyên gia giao thông, sân bay Long Thành giai đoạn 1 với công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm những ngày này đang tăng tốc thi công, được kỳ vọng đưa vào hoạt động và khai thác từ năm 2026. Như vậy, nếu không đẩy nhanh thủ tục đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này, đường kết nối sân bay sẽ không thông suốt, nguy cơ tắc nghẽn rất cao.

Theo tính toán, thủ tục chuẩn bị đầu tư một tuyến cao tốc và thiết kế kỹ thuật thường có thời gian khoảng một năm. Nếu thủ tục thông suốt và rút ngắn được tiến độ, dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có thể khởi công vào đầu năm 2025. Nếu xây dựng thuận lợi, công trình có thể hoàn thành vào tháng 12-2027.

Đề xuất mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành quy mô 10 làn xeĐề xuất mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành quy mô 10 làn xe

Ngày 3-5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên